Dùng trí tuệ nhân tạo ‘chỉ điểm’ vùng ô nhiễm ở Vịnh Hạ Long

PLNews – Giám sát thông minh chất lượng nước Vịnh Hạ Long bằng công nghệ viễn thám và trí tuệ nhân tạo của các nhà khoa học giúp quản lý chính xác tình trạng ô nhiễm nước mà không cần phải lấy mẫu xét nghiệm.

Quản lý chất lượng nước trên diện rộng

Ngày 11/6/2025, Đội QLTT số 4 – Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh kiểm tra kho hàng tại khu Hồng Phong, phường Ninh Dương, TP. Móng Cái do ông T.V.K (SN 1985, quê Hà Tĩnh) làm chủ. Lực lượng chức năng phát hiện 5.400 tuýp thuốc trị ngứa ngoài da và 400 lít sirô mạch nha (20 thùng nhựa) có xuất xứ Trung Quốc, không có hóa đơn chứng từ. Ông K. khai mua hàng trôi nổi để bán kiếm lời. Toàn bộ lô hàng bị tạm giữ và xử lý theo quy định.

Một số hình ảnh nhóm nghiên cứu lấy mẫu nước tại các điểm khảo sát.

Trước đó, chiều 24/5/2025, Đội QLTT số 1 kiểm tra Hộ kinh doanh Xưởng Ấm Trà Tử Sa do bà Đ.T.N (SN 1992) làm chủ tại phường Hải Yên, TP. Móng Cái. Tại đây phát hiện 119 ấm trà trị giá hơn 217 triệu đồng không rõ nguồn gốc, không có chứng từ hợp lệ. Đội QLTT đã đề xuất xử phạt 45 triệu đồng và tịch thu toàn bộ số hàng.

Các vụ việc cho thấy lực lượng QLTT tỉnh Quảng Ninh đang tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi buôn bán hàng lậu, bảo vệ môi trường kinh doanh lành mạnh và quyền lợi người tiêu dùng.

Ứng dụng công nghệ viễn thám và trí tuệ nhân tạo giám sát chất lượng nước tại Việt Nam

Nhằm hướng đến các giải pháp bền vững trong giám sát môi trường nước, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đã hợp tác cùng Viện Vật lý địa cầu Ba Lan thực hiện công trình nghiên cứu “Remote SENSing to monitor water quality parameters in freshwater systems” trong khuôn khổ hợp tác quốc tế về viễn thám môi trường nước.

Bản đồ các biến chất lượng nước biển được mô hình hóa tốt nhất và trung bình trong suốt thời gian nghiên cứu.

Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu do TS. Vũ Anh Tuân chủ trì đã đồng thời kết hợp dữ liệu vệ tinh Sentinel-2, các thuật toán học máy tiên tiến như Random Forest, Gradient Boosting, AdaBoost và nền tảng Google Earth Engine (GEE) để mô hình hóa và theo dõi các chỉ số quan trọng như: nhiệt độ bề mặt (SST), chất rắn lơ lửng (TSS), diệp lục-a (Chl-a) và nhu cầu oxy hóa học (COD).

Điểm đặc biệt của nghiên cứu là khả năng giám sát diện rộng, tần suất cao, chi phí thấp, khắc phục hạn chế của các phương pháp lấy mẫu truyền thống. Trong đó, chỉ số Chl-a đóng vai trò cốt lõi để đánh giá mức độ phát triển thực vật phù du – yếu tố liên quan trực tiếp đến hiện tượng phú dưỡng và ô nhiễm nguồn nước.

Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững cho Vịnh Hạ Long

Nghiên cứu hợp tác giữa Trung tâm Vũ trụ Việt Nam và Viện Vật lý địa cầu Ba Lan đã chỉ ra mô hình Random Forest (RF) đạt độ chính xác cao nhất trong việc dự đoán các chỉ số chất lượng nước, đặc biệt là nhiệt độ mặt nước biển (SST) với hệ số R² đạt 0,79–0,80. Các chỉ số TSSChl-a cũng được dự báo hiệu quả, trong khi COD còn hạn chế do yếu tố môi trường phức tạp.

Dựa trên dữ liệu ảnh vệ tinh Sentinel-2 và nền tảng Google Earth Engine, nhóm nghiên cứu đã xây dựng bản đồ phân bố chất lượng nước theo không gian – thời gian, giúp cảnh báo sớm ô nhiễm tại Vịnh Hạ Long. Công trình mở ra hướng tiếp cận mới trong giám sát môi trường biển nhờ công nghệ viễn thám kết hợp học máy.

Dù còn thiếu dữ liệu thực địa, mô hình RF vẫn cho kết quả khả quan. Trong thời gian tới, nhóm sẽ mở rộng nghiên cứu ra các khu vực ven biển khác, tích hợp thêm dữ liệu vệ tinh, đo đạc thực tế và phân tích theo mùa để nâng cao độ chính xác và tính ứng dụng trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng.

Tô Hội

Theo suckhoedoisong.vn

Tin liên quan