Khi người nổi tiếng tiếp tay cho nạn buôn bán hàng giả, hàng nhái

PLNews – Đi cùng sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp 4.0 là sự bùng nổ của hàng loạt sai phạm trong việc buôn bán hàng giả, hàng nhái. Đáng lo ngại hơn, những người có sức ảnh hưởng trên không gian mạng như nghệ sĩ, TikToker, và các influencer lại vô tình hoặc cố ý tiếp tay cho việc phân phối các sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Mỹ phẩm, túi xách, quần áo, kính mắt, nước hoa, và thực phẩm chức năng được bày bán thông qua các buổi livestream, và không ít nghệ sĩ đã lợi dụng danh tiếng của mình để quảng cáo những sản phẩm này trên Facebook, Zalo, TikTok cá nhân, với mục đích tối đa hóa lợi nhuận.

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái luôn là đề tài gây nhức nhối
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái luôn là đề tài gây nhức nhối

Hiện tượng livestream bán hàng, kèm theo các clip quảng cáo, đang trở thành một xu hướng phổ biến và phát triển mạnh mẽ. Khách hàng ngày càng hình thành thói quen theo dõi livestream để săn những ưu đãi lớn, từ voucher giảm giá đến những đơn hàng 0 đồng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận được sản phẩm chất lượng như mong đợi. Ẩn sau những khuyến mãi hấp dẫn là những cái bẫy mua sắm mà không phải người tiêu dùng nào cũng có thể lường trước.

Lợi nhuận khổng lồ từ ngành nghề này có lẽ đã khiến nhiều người bỏ qua đạo đức và pháp luật, sẵn sàng tiếp tay cho việc bán hàng giả để thu lợi. Điển hình là những vụ việc quảng cáo sai sự thật liên tục bị phanh phui gần đây. Một trường hợp nổi bật là một TikToker với hơn 4 triệu người theo dõi vừa bị cơ quan chức năng thu giữ hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc, gây chấn động trong dư luận. Những sự việc này cho thấy mức độ nguy hiểm của việc buôn bán hàng giả thông qua mạng xã hội và tầm quan trọng của việc người tiêu dùng cần tỉnh táo hơn khi mua sắm trực tuyến.

Khi các nghệ sĩ, người nổi tiếng bất chấp quảng cáo lố
Khi các nghệ sĩ, người nổi tiếng bất chấp quảng cáo lố

Một bạn trẻ thường xuyên mua sắm online chia sẻ rằng, ngoài sự tiện lợi và giá cả phải chăng, phần lớn người tiêu dùng lựa chọn mua hàng vì là fan hâm mộ và ủng hộ các nghệ sĩ, TikToker.  “Những khách hàng khác giống tôi mua hàng vì tin tưởng vào những người nổi tiếng này, chứ không hẳn vì chất lượng sản phẩm họ quảng cáo”_bạn trẻ cho biết. 

Theo PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, một chuyên gia kinh tế, khi người bình thường livestream bán hàng, lượng người theo dõi và số sản phẩm bán ra không nhiều, do khả năng tiếp cận khách hàng còn hạn chế. Tuy nhiên, đối với những cá nhân có hàng triệu người theo dõi, sức ảnh hưởng khi họ livestream là rất lớn, dẫn đến lượng người mua và tiếp cận sản phẩm tăng cao đáng kể.

Lực lượng chức năng kiểm tra và thu giữ số lượng nước hoa không rõ nguồn gốc
Lực lượng chức năng kiểm tra và thu giữ số lượng nước hoa không rõ nguồn gốc

Nếu họ đại diện cho các nhãn hàng uy tín, chất lượng, đây có thể trở thành một kênh phân phối hiệu quả, mang lại giá trị tích cực cho xã hội. Tuy nhiên, khi họ lợi dụng danh tiếng để bán hàng giả, hàng nhái, tác động tiêu cực của việc này sẽ tăng lên nhiều lần.

“Người dùng mạng xã hội thường theo dõi và tin tưởng những người họ yêu thích. Khi các cá nhân này quảng cáo hàng giả, hàng nhái, độ tin cậy của những sản phẩm đó cũng được nâng lên, khiến người tiêu dùng dễ bị lừa dối,” PGS. TS Đinh Trọng Thịnh chia sẻ.

Rõ ràng, việc kiểm soát hàng giả và hàng nhái trên không gian mạng đã là một thách thức đối với các cơ quan quản lý. Điều này càng trở nên khó khăn hơn khi các sản phẩm kém chất lượng được tiếp tay bởi những người nổi tiếng.

Tổng hợp.

>>> Xem thêm: Bảo vệ thương hiệu cùng tem chống hàng giả

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan