Tinh gọn bộ máy chính trị – Điều cấp thiết trong thời kỳ phát triển

PLNews – Đại hội XIII định hướng đổi mới toàn diện thể chế kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; Tổng Bí thư Tô Lâm kêu gọi tinh gọn bộ máy và nỗ lực đồng bộ hóa

Tổng Bí thư Tô Lâm
Tổng Bí thư Tô Lâm

Tại Đại hội XIII (2021), Đảng đề ra nhiệm vụ đổi mới toàn diện các thể chế về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh rằng để hoàn thành các mục tiêu chiến lược, chúng ta không chỉ cần “nỗ lực phi thường, cố gắng vượt bậc,” mà còn phải tránh “chậm trễ, lơi lỏng, thiếu chính xác, thiếu đồng bộ” trong từng bước đi. Tổng Bí cũng kêu gọi thực hiện một cuộc cách mạng để tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã đặt ra yêu cầu phải cấp thiết hoàn thiện thể chế để nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống. Thể chế là hệ thống các nguyên tắc và quy định pháp luật, được xem như nền tảng định hướng sự phát triển của một quốc gia. Mỗi quốc gia có hệ thống thể chế riêng, với văn bản pháp lý cao nhất làm cơ sở điều chỉnh các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. 

Ở Việt Nam, thể chế chính thức bao gồm các quy tắc và luật lệ do cơ quan nhà nước ban hành, có vai trò điều chỉnh và quản lý nhà nước, xã hội để đảm bảo trật tự và kỷ cương. Bên cạnh đó, thể chế phi chính thức là những chuẩn mực và quy tắc hình thành từ cộng đồng, không được ghi thành văn bản nhưng đóng góp đáng kể vào việc duy trì ổn định xã hội.

Ba thành tố cấu thành thể chế Việt Nam gồm hệ thống pháp luật, các chuẩn mực xã hội, tổ chức bộ máy nhà nước với ba khối: Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức chính trị – xã hội. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, và nhân dân làm chủ là nguyên tắc vận hành. Từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945) đến nay, bộ máy này đã duy trì sự ổn định, tuy có điều chỉnh qua từng giai đoạn lịch sử. 

Người dân đến Bộ phận Phục vụ hành chính công làm thủ tục hành chính
Người dân đến Bộ phận Phục vụ hành chính công làm thủ tục hành chính

Tính ổn định tuy là lợi thế nhưng cũng hạn chế khả năng đổi mới, dẫn đến bộ máy có phần cồng kềnh, gây lãng phí và chậm trễ trong triển khai chính sách. Điều này tạo ra yêu cầu cấp bách về cải cách để đưa các chủ trương của Đảng vào cuộc sống một cách hiệu quả hơn, đặc biệt tập trung vào thể chế chính trị.

Thể chế chính trị có vai trò quan trọng trong định hướng phát triển, xác lập và sử dụng quyền lực nhà nước, xây dựng một bộ máy công quyền tinh gọn, minh bạch và hiệu quả. Từ Đại hội VI (1986), Đảng đã định hướng đổi mới toàn diện đất nước, ưu tiên đổi mới kinh tế, dần dần đổi mới chính trị, tập trung vào hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới chính trị bao gồm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tăng cường dân chủ và nâng cao kỷ luật xã hội.

Từ Đại hội VI đến Đại hội XI (2001), Đảng luôn coi phát triển kinh tế là trọng tâm, đồng thời thúc đẩy cải cách chính trị. Đến Đại hội XII (2016), nhận thấy hiệu quả hệ thống chính trị chưa đáp ứng được nhiệm vụ, Đảng quyết định đẩy mạnh đồng bộ cả đổi mới kinh tế và chính trị.

Tổng Bí thư yêu cầu đẩy nhanh hoàn thiện thể chế với phương châm “vừa chạy vừa xếp hàng.” Cách làm này nghĩa là các thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cần được phát triển đồng bộ, không chờ đợi hoàn thiện một thể chế rồi mới tiến hành các thể chế khác. Quan trọng nhất là quyết tâm đạt được kết quả trong việc này.

Báo Công Thương

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan