Đăng ký sáng chế và những điều cần lưu ý

PLNews – Đăng ký sáng chế là một quá trình quan trọng giúp bảo vệ quyền lợi của các cá nhân, tổ chức sở hữu sáng chế, đồng thời khuyến khích đổi mới sáng tạo và phát triển khoa học công nghệ. Tuy nhiên, để quá trình này diễn ra thuận lợi và hiệu quả, các chủ sở hữu sáng chế cần lưu ý một số điểm quan trọng.

Sáng chế là gì? 

Sáng chế là một giải pháp kỹ thuật mới, mang tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp.

Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật SHTT thì sáng chế là: giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. 

Sáng chế cũng là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật SHTT. Sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Để được cấp quyền sở hữu độc quyền, sáng chế cần đáp ứng các tiêu chí về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. 

Đăng ký sáng chế là gì?

Đăng ký sáng chế là thủ tục mà chủ sở hữu tiến hành nộp đơn đăng ký độc quyền sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, nhằm ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp của sáng chế trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Trong bối cảnh thị trường đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt, việc đăng ký trở nên đặc biệt cần thiết. Đây không chỉ là một biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà còn giúp tạo lập lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. Đồng thời, cũng giúp bảo vệ sản phẩm khỏi hành vi xâm phạm, “đánh cắp” sáng chế, giúp doanh nghiệp giữ vững vị thế và phát triển bền vững.

Đối tượng được quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế

Theo Điều 86 của Luật SHTT, các tổ chức và cá nhân có quyền đăng ký sáng chế bao gồm:

  • Tác giả sáng chế: Người tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình.
  • Tổ chức, cá nhân đầu tư: Những tổ chức hoặc cá nhân đầu tư kinh phí và phương tiện vật chất cho tác giả, dưới hình thức giao việc hoặc thuê việc. Tuy nhiên, trường hợp này có thể bị điều chỉnh nếu các bên có thỏa thuận khác, miễn là thỏa thuận đó không vi phạm các quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ.

Trong trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí,… thì tất cả các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký sáng chế. Tuy nhiên, quyền đăng ký chỉ có thể được thực hiện nếu tất cả các bên liên quan đều đồng ý.

Người có quyền đăng ký sáng chế theo quy định có thể chuyển nhượng quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng văn bản, hoặc có thể chuyển nhượng quyền đó qua thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả khi đã nộp đơn đăng ký.

Quy trình, thủ tục đăng ký sáng chế

Bước 1: Tra cứu sáng chế trước khi nộp đơn
Trước khi nộp đơn đăng ký sáng chế, chủ sở hữu cần thực hiện tra cứu để kiểm tra tính mới và sự khác biệt của sáng chế so với các sáng chế đã được đăng ký trước đó.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ  

Hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế bao gồm các tài liệu sau:

  • Tờ khai (đơn) đăng ký bảo hộ theo mẫu chung (02 bản, được soạn thảo và ký bởi chủ đơn hoặc người được chủ đơn ủy quyền).
  • Bản mô tả sáng chế gồm 03 phần: phần mô tả chi tiết sáng chế; yêu cầu bảo hộ sáng chế; hình vẽ/sơ đồ (nếu có).
  • Bản tóm tắt sáng chế đăng ký.
  • Chứng từ lệ phí khi nộp đơn đăng ký.

Bước 3: Nộp đơn đăng ký
Cơ quan duy nhất tại Việt Nam tiếp nhận hồ sơ và cấp văn bằng bảo hộ sáng chế là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ còn có 2 văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Chủ sở hữu sáng chế có thể nộp đơn trực tiếp tại một trong các địa chỉ trên hoặc qua đường bưu điện.

Đối với tổ chức/cá nhân/công ty nước ngoài, không có văn phòng đại diện tại Việt Nam, việc nộp đơn đăng ký sáng chế bắt buộc phải thông qua Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Bước 4: Thẩm định đơn sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện việc thẩm định đơn sáng chế, kiểm tra tính hợp lệ của đơn, tính mới và tính sáng tạo của sáng chế.

Bước 5: Nhận Giấy chứng nhận
Khi sáng chế đáp ứng đủ các yêu cầu pháp lý, chủ sở hữu sẽ nhận được Giấy chứng nhận quyền sở hữu sáng chế, xác nhận quyền lợi hợp pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Thời hạn bảo hộ sáng chế

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 93 Luật SHTT, thời gian bảo hộ của văn bằng sáng chế là 20 năm kể từ ngày nộp đơn.

Nếu doanh nghiệp của bạn không có thời gian hoặc kinh nghiệm để đăng ký, hãy liên hệ với ANCOFI – Viện chống gian lận thương mại và hàng giả. Chỉ cần cung cấp thông tin, ANCOFI sẽ thay bạn xử lý toàn bộ quy trình, từ tra cứu, chuẩn bị hồ sơ, nộp đơn đăng ký đến khi nhận kết quả. Mọi thông tin về pháp lý, dịch vụ, doanh nghiệp vui lòng liên hệ 0707 117 888 để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.

Kim Ngân

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan