Tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ đối với doanh nghiệp khởi nghiệp Startup
PLNews – Đăng ký sở hữu trí tuệ (SHTT) không chỉ giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh ngăn chặn được những rủi ro sao chép hàng hóa từ đối thủ không lành mạnh mà còn thu hút các nhà đầu tư sẵn sàng rót vốn cho doanh nghiệp, tăng giá trị lòng tin với người tiêu dùng.
I: Giới thiệu chung về sở hữu trí tuệ (SHTT).
Sở hữu trí tuệ (SHTT) là quyền của cá nhân, tổ chức đối với các tài sản trí tuệ. Trong đó bằng sáng chế, nhãn hiệu, thương hiệu, bản quyền tác giả, kiểu dáng công nghiệp, quyền đối với các cây trồng và bí mật kinh doanh được xem là các dạng tài sản trí tuệ cần bảo vệ.
Ngày nay, trên tinh thần tự do mong muốn làm chủ công việc cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện đại, nhiều người lựa chọn tự khởi nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, đây không phải là điều dễ dàng đối với các doanh nhân trẻ, họ thường mắc phải vấn đề tập trung phát triển sản phẩm/ dịch vụ, xây dựng các kế hoạch phát triển của mình mà chưa nghĩ đến vấn đề đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho nhãn hiệu doanh nghiệp mình.
II: Những sai lầm phổ biến về sở hữu trí tuệ để lại hậu quả cho các nhà khởi nghiệp Startup.
- Không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ngay từ đầu, dẫn đến mát quyền sở hữu.
Đã có rất nhiều cá nhân, tổ chức bị đánh cắp thương hiệu bản quyền, dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình phát triển kinh doanh. Đặc biệt tại Việt Nam, nơi hội tụ những nhà khởi nghiệp trẻ chỉ tập trung phát triển sản phẩm/dịch vụ mà thường bỏ quên đăng ký bảo vệ các tài sản trí tuệ. Chính vì vậy, khi các nhà khởi nghiệp thành công trong việc tạo ra lợi nhuận từ sản phẩm của mình cũng chính là lúc hàng giả, hàng nhái của sản phẩm đó ra đời. Gây nên tình trạng mất uy tín thương hiệu, lòng tin của người tiêu dùng.và các nhà đầu tư phân vân trong việc rót vốn vào hàng hóa nếu biết nó bị làm giả, làm nhái dễ dàng.
- Chưa có chiến lược bảo hộ Sở hữu trí tuệ (SHTT) dài hạn và toàn diện.
Sự hội nhập kinh tế ngày càng diễn ra nhanh chóng, hàng hóa không chỉ có thể bị đánh cắp tại trong nước mà còn có thể bị đánh cắp trên quốc tế. Để nói rõ hơn, các nhãn hiệu đăng ký sở hữu trí tuệ, được bảo hộ tại Việt Nam và được sử dụng rộng rãi ở thị trường nước nhà, nhưng không thể đăng ký bảo hộ và sử dụng ở nước ngoài do đã bị một người khác đăng ký trước. Việc này xảy ra có thể là do cá nhân, tổ chức nào đó với tham vọng trục lợi để chiếm đoạt nhãn hiện tại nước nhà và khiến các doanh nghiệp Việt phải mua lại quyền sở hữu hoặc nhận chuyển quyền sử dụng với chi phí cao hơn để có thể sỡ hữu sản phẩm tại thị trường đó.
- Không đăng ký hợp đồng Sở hữu trí tuệ (SHTT) với nhân viên, đối tác dẫn đến tranh chấp sở hữu sản phẩm/dịch vụ.
Các doanh nghiệp khởi nghiệp khi làm việc với các nhân viên, đối tác thường không quy định rõ ràng quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng. Trong trường hợp này, khi nhân viên, đối tác hết hợp đồng họ có thể sẽ mang các ý tưởng và các sáng chế về nội dung, sản phẩm do họ phát triển khi làm việc với doanh nghiệp ra bên ngoài. Điều này có thể làm cho quy trình sản xuất kinh doanh, các thông tin bị lộ ra bên ngoài, từ đó gây xung đột và tranh chấp giữa các doanh nghiệp và các cá nhân, đối tác.
III: Tầm quan trọng của việc đăng ký sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp.
- Xây dựng niềm tin và tăng giá trị doanh nghiệp.
Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu ngay từ đầu, sẽ giúp cho các doanh nghiệp, cá nhân tránh dược tình trạng làm giả hàng hóa. Từ đó giúp cho người tiêu dùng tự tin mua sản phẩm, không bi nhầm lẫn với vô số thương hiệu tồn tại bên ngoài và làm tăng được giá trị thương hiệu doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng.
- Thu hút đầu tư và mở rộng thị trường.
Đăng ký bảo hộ dài hàn và toàn diện sẽ giúp các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc rót vốn vào sản phẩm nếu sản phẩm không bị làm giả. Bên cạnh đó, khi trở thành chủ sở hữu hợp pháp của các tài sản trí tuệ trên quốc tế, các doanh nghiệp khởi nghiệp trên đà phát triển sẽ không lo lắng việc bị đánh cắp nhãn hiệu với mưu đồ trục lợi trong và ngoài nước.
- Bảo vệ quyền lợi của chính doanh nghiệp
Nhìn chung, lợi ích của việc đăng ký bảo hộ thương hiệu hay sở hữu trí tuệ sẽ giúp các doanh nghiệp startup phát triển bền vững trong và ngoài nước, tránh đươc các tình trạng xung đột quyền sở hữu cũng như đánh cắp tài sản trí tuệ của mình, bảo vệ được quyền lợi pháp lý.
IV: Ví dụ cho sự thành công nhờ vào sở hữu trí tuệ (SHTT) – Energysquare
Energysquare là công ty chuyên phát triển các giải pháp sáng tạo cho sạc không dây. Sản phẩm Power by Contact cung cấp giải pháp cho các thiết bị điện tử sạc cùng lúc trên một bề mặt.
Để sản xuất thiết bị sạc Power by Contact không hề dễ dàng, vì nó liên quan đến quy trình sản xuất phức tạp và cần phải tích hợp các thiết bị điện tử như laptop, điện thoại,…Do đó, Energysquare đã cấp phép chuyển giao công nghệ cho các nhà sản xuất. Đây có thể được xem là một thách thức lớn của Energysquare có thể bị sao chép bằng sáng chế hay quyền sở hữu trí tuệ.
Đứng trước vấn đề đó, Energysquare nhận thấy rằng cần có sự thận trọng trong việc bảo vệ hoạt động R&D đối với mô hình kinh doanh của mình nhằm có thể quản lý tài sản trí tuệ hiệu quả. Vì vậy, Energysquare ngay từ đầu đã đăng ký sở hữu trí tuệ và đã thành công bảo vệ tài sản trí tuệ nhờ vào việc phát triển một doanh mục quyền sở hữu trí tuệ bao gồm như bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền,…để có thể tiếp cận toàn diện và triệt để đối với sở hữu trí tuệ sản phẩm.
Cuối cùng, việc đăng ký sớm còn giúp các nhà đầu tư sẵn sàng góp vốn khi nhìn thấy công nghệ của họ đã và đang được bảo vệ tốt.
V: Kết luận
Tầm quan trọng của việc sở hữu trí tuệ không chỉ giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp tạo nên lợi thế cạnh tranh mà còn ngăn chạn việc sao chép sản phẩm từ các đối thủ không lành mạnh. Song song đó, một chiến lược sở hữu trí tuệ rõ ràng sẽ thu hút các nhà đầu tư sẵn sàng góp vốn, xây dựng được niềm tin và nâng cao giá trị doanh nghiệp.
Vì vậy, các doanh nghiệp trẻ khi bước trên con đường startup cần nhận thức rõ vai trò và chủ động đăng ký quyền sở hữu trí tuệ để phát triển dài hạn, mở ra được nhiều cơ hội kinh doanh trong nước và quốc tế.
Mỹ Liễu