Làm thế nào để biết tác phẩm của mình có bị vi phạm bản quyền không?

PLNews – Làm thế nào để biết tác phẩm của mình có bị vi phạm bản quyền không? Đây mối quan tâm của rất nhiều tác giả và nhà sáng tạo.  Điều này không chỉ giúp họ bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho tác phẩm mà còn tránh được những rủi ro pháp lý có thể phát sinh, đảm bảo sự an toàn trong quá trình sáng tạo và phát triển sản phẩm.

Tra cứu bản quyền tác giả

Việc tra cứu bản quyền tác giả giúp đánh giá khả năng bảo vệ của tác phẩm so với các tác phẩm đã được bảo hộ quyền tác giả, hạn chế tình trạng trùng lặp, tương tự hoặc giống nhau với các tác phẩm khác. Quá trình này không chỉ hỗ trợ chủ sở hữu tác phẩm trong việc xác định mức độ độc đáo của tác phẩm mà còn là cơ sở để thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền tác giả.

Tra cứu bản quyền tác giả còn là một công cụ hữu ích để các cơ quan có thẩm quyền xem xét và đánh giá tác phẩm trước khi cấp giấy chứng nhận quyền tác giả. Ngoài ra, việc tra cứu bản quyền dưới hình thức online giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho các tác giả..

Mặc dù pháp luật không yêu cầu bắt buộc chủ sở hữu phải tra cứu bản quyền trước khi đăng ký, nhưng việc này vẫn là bước quan trọng giúp tác giả bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình và tránh những rủi ro pháp lý không đáng có. Do đó, việc tra cứu bản quyền trước khi tiến hành thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền tác giả là rất cần thiết.

Cách thức tra cứu bản quyền tác giả

Chuẩn bị hồ sơ cần thiết:

  • Tên tác phẩm cần tra cứu.
  • Loại hình tác phẩm (ví dụ: văn học, âm nhạc, mỹ thuật).
  • Thông tin khái quát về tác phẩm (hình ảnh, âm thanh, nội dung) để hỗ trợ việc tra cứu.

Thực hiện tra cứu:

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ 2005, việc tra cứu bản quyền tác giả được thực hiện trên Hệ thống dữ liệu của Cục bản quyền tác giả. Cụ thể, chủ sở hữu tác phẩm có thể tiến hành tra cứu tại địa chỉ sau: http://www.cov.gov.vn/tra-cuu-nien-giam.

Thông qua Internet, hệ thống sẽ lọc các tác phẩm đã được đăng tải trên hệ thống dữ liệu để xem xét, cân nhắc xem có trùng lặp với tác phẩm cần tra cứu hay không. Thông qua việc rà soát, đối chiếu về nội dung, hình thức, chủ đề,… của tác phẩm được tra cứu với các tác phẩm khác, hệ thống sẽ đưa ra kết quả cụ thể tác phẩm đó có trùng lặp với tác phẩm nào đã được pháp luật bảo vệ hay chưa.

Tuy nhiên, việc tra cứu trực tuyến chỉ mang tính chất tham khảo một phần nào đó chứ không hoàn toàn chính xác. Vì vậy người tra cứu cũng cần phải có thêm kinh nghiệm và kiến thức pháp luật liên quan thì mới đánh giá chính xác được. Ngoài ra, các tác giả có thể liên hệ các đơn vị liên quan để hỗ trợ một cách chính xác nhất như ANCOFI – Viện chống Gian lận thương mại và hàng giả để được các chuyên viên tư vấn của ANCOFI tiến hành thủ tục tra cứu bản quyền tác giả một cách trình tự và nhanh chóng cho khách hàng.

Tổng hợp | Kim Ngân

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan