ISO: Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế
PLNews – ISO không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu pháp lý và quy định ngành nghề, mà còn là chìa khóa quan trọng để gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là yếu tố giúp doanh nghiệp xây dựng nền tảng phát triển bền vững, minh bạch và hiệu quả, tạo lợi thế vượt trội trong môi trường kinh doanh ngày càng khắt khe.
ISO là gì?
ISO (International Organization for Standardization) – Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế – được thành lập vào ngày 23/02/1947, với trụ sở chính đặt tại Geneva, Thụy Sĩ. Đây là một tổ chức độc lập, phi chính phủ, quy tụ 161 quốc gia thành viên, trong đó Việt Nam chính thức gia nhập vào năm 1977, trở thành thành viên thứ 77.
ISO không chỉ là một tổ chức thiết lập tiêu chuẩn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ trên toàn cầu. Các tiêu chuẩn ISO được xây dựng nhằm tối ưu hóa quy trình vận hành, nâng cao năng suất, đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Nhờ vào hệ thống tiêu chuẩn hóa này, các doanh nghiệp có thể nâng cao uy tín thương hiệu, cải thiện năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường quốc tế.
Một số tiêu chuẩn ISO phổ biến hiện nay:
-
ISO 27001: 2013 – Hệ thống quản lý an toàn thông tin
Trong kỷ nguyên số, khi công nghệ phát triển mạnh mẽ, bảo mật thông tin trở thành yếu tố sống còn đối với cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc tấn công mạng và rò rỉ dữ liệu. Theo báo cáo của Ban Công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia vào tháng 12/2024, số lượng và quy mô các cuộc tấn công mạng tại Việt Nam đã tăng đột biến, đặt ra thách thức lớn đối với an ninh thông tin.
Trước tình hình đó, ISO 27001:2013 trở thành tiêu chuẩn quan trọng, giúp các doanh nghiệp và tổ chức tại Việt Nam bảo vệ dữ liệu khỏi các mối đe dọa an ninh mạng. Việc áp dụng tiêu chuẩn này giúp tổ chức xây dựng hệ thống quản lý an toàn thông tin (ISMS) bài bản, giảm thiểu rủi ro rò rỉ dữ liệu và tăng cường khả năng ứng phó với các cuộc tấn công mạng. Bên cạnh đó, ISO 27001 còn yêu cầu doanh nghiệp xác định rõ các điểm yếu trong hệ thống bảo mật, đào tạo nhân viên về an ninh thông tin và thiết lập quy trình xử lý sự cố hiệu quả.
-
ISO 9001: 2015 – Hệ thống quản lý chất lượng
Yêu cầu chất lượng sản phẩm/dịch vụ tăng cao do đời sống con người phát triển. Thêm vào đó, sự cạnh tranh gây gắt giữa thị trường trong nước và quốc tế đè nặng lên các doanh nghiệp phải tăng cường chất lượng hàng hóa, tạo niềm tin với người tiêu dùng về sản phẩm/dịch vụ.
Trước vấn đề đó, ISO 9001: 2015 giúp doanh nghiệp xây dựng quy trình quản lý chất lượng chuẩn mực, từ đó cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, kiểm soát chất lượng ngay từ đầu vào, giúp sản phẩm đạt chuẩn ngay từ giai đoạn sản xuất, giảm thiểu lỗi sản phẩm.
-
ISO 14001: 2015 – Hệ thống quản lý môi trường
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, các vấn đề này đang trở thành mối quan tâm lớn đối với toàn cầu, việc áp dụng ISO 14001: 2015 rất cần thiết và cấp bách để doanh nghiệp nâng cao vị thế và đáp ứng các yêu cầu pháp lý trên thị trường quốc tế như các đối tác từ EU, Mỹ, Nhật Bản đòi hỏi doanh nghiệp xuất thân từ Việt Nam phaỉ đáp ứng được tiêu chuẩn xanh để duy trì xuất khẩu.
Chứng chỉ ISO 14001: 2015 yêu cầu các doanh ngghiệpViệt Nam phải xác định được các yếu tố gây ô nhiễm môi trường sống, phải đặt ra các biện pháp cải thiện tình hình gây ô nhiễm, theo dõi và kiểm soát nghiêm ngặt đảm bảo các yêu cầu từ môi trường.
-
ISO 13485: 2016 – Hệ thống quản lý thiết bị y tế
ISO 13485:2016 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng dành riêng cho ngành thiết bị y tế. Tại Việt Nam, việc áp dụng tiêu chuẩn này là đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến thiết bị y tế được doanh nghiệp thiết kế, sản xuất, kiểm tra và phân phối với chất lượng cao, đáp ứng các yêu cầu an toàn trong quá trình sản xuất và phân phối thiết bị y tế.
-
ISO 22000: 2018 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Trong bối cảnh ngành thực phẩm tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ nhưng cũng đối mặt với nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, thực phẩm bẩn và các yêu cầu khắt khe từ thị trường xuất khẩu, việc áp dụng ISO 22000:2018 trở thành yếu tố bắt buộc để nâng cao chất lượng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và mở rộng thị trường quốc tế. Đây không chỉ là yêu cầu bắt buộc trong ngành thực phẩm mà còn là chìa khóa để doanh nghiệp phát triển bền vững và hội nhập toàn cầu.
Do đó chứng chỉ này yêu cầu các doanh nghiệp, tổ chức phải đảm bảo được khả năng kiểm soát các mối nguy cơ về an toàn thực phẩm và đạt ra được các mục tiêu đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe của người tiêu dùng.
-
ISO 45001: 2018 – Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe
Tai nạn lao động gia tăng, vấn đề sức khỏe nghề nghiệp tiềm ẩn khi phải tiếp xúc trong môi trường độc hại. Tiêu chuẩn ISO 45001: 2018 đảm bảo doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý an toàn lao động hiệu quả, xác định và kiểm soát các nguy cơ tiềm ẩn, giảm thiểu tai nạn lao động làm việc và giúp cho người lao động an tâm khi làm việc.
Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận ISO
- Xây dựng và triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO đặt ra
- Đảm bảo toàn bộ tổ chức thực hiện và duy trì hệ thống một cách hiệu quả
- Đánh giá và chứng nhận từ tổ chức uy tín như: Viện chống gian lận thương mai và hàng giả
- Khắc phục các vấn đề và duy trì cải thiện hệ thống sau khi nhận chứng chỉ
Kết luận:
Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu pháp lý và quy định ngành nghề, mà còn là chìa khóa quan trọng để gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là yếu tố giúp doanh nghiệp xây dựng nền tảng phát triển bền vững, minh bạch và hiệu quả, tạo lợi thế vượt trội trong môi trường kinh doanh ngày càng khắt khe.
Mỹ Liễu